Học Điện Tử

Làm thế nào để xây giàn khoan nặng hàng chục ngàn tấn trên biển?

Làm cách nào mà người ta xây được mấy cái giàn khoan trên biển nhỉ? Một người dùng đã đưa ra câu hỏi thú vị này trên trang Facebook TOP Comments. Nhiều lời giải thích hài hước đã được cộng đồng mạng đưa ra. Một trong những câu trả lời hài hước, mang tính giải trí khiến nhiều người bật cười khi đọc là “Họ tát nước xung quanh rồi xây giàn khoan. Sau đó đổ nước lại.”

Thực tế việc xây dựng giàn khoan (dầu) trên biển được thực hiện như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Giàn khoan là gì?

Giàn khoan là một cấu trúc được con người xây dựng và lắp đặt trên bề mặt nước biển. Giàn khoan nặng tới hàng chục ngàn tấn và có nhiệm vụ khoan các giếng dưới đáy đại dương nhằm khai thác và xử lý dầu, khí thiên nhiên.

Tùy thuộc vào dạng địa hình, cấu trúc đáy biển hay mục đích sử dụng mà người ta sẽ lựa chọn xây dựng các loại giàn khoan khác nhau.

Các loại giàn khoan

  • 1 và 2: Giàn khoan cố định truyền thống.
  • 3: Tháp khoan.
  • 4, 5: Giàn khoan neo có chân
  • 6: Giàn khoan đóng cột.
  • 7, 8: Bán tiềm thủy
  • 9: Hệ thống chứa nổi
  • 10: Gian khoan gần bờ

Có hai loại giàn khoan chính:

Giàn khoan cố định với đáy biển: Thường được xây dựng ở gần bờ và độ sâu với đáy biển dưới 120m.

Giàn khoan nổi: Được xây trên đảo nhân tạo hay phao nổi, bè mảng nếu xa bờ và khoảng cách với đáy biển sâu hơn 120 m.

Cấu trúc giàn khoan

Giàn khoan có thể chia làm ba phần chính gồm:

  • Giàn cố định (Fixed platform)
  • Tháp ưng thuận (compliant tower)
  • Giàn chân căng (tension-leg platform- trong trường hợp giàn khoan tạm cố định với đáy biển hay thềm lục địa).

Cấu trúc của giàn khoan.

Cấu trúc của giàn khoan.

Giàn khoan được xây thế nào?

Giàn khoan được xây dựng bằng cách lắp ghép các bộ phận khác nhau lại. Mỗi bộ phận sẽ được sản xuất và lắp ghép riêng. Sau đó chúng được vận chuyển đến vị trí cố định trên biển để lắp đặt. Quá trình lắp ghép giàn khoan trên biển có thể diễn trong nhiều tháng đến nhiều năm.

Với các loài giàn khoan cố định (không thể di chuyển), thường được xây dựng ở gần bờ và ở vị trí không quá sâu. Người ta thường xây chân món cố định bằng bê tông hoặc thép ngay trên đất liền, sau đó dùng bè nổi hay tàu vận chuyển nó ra vị trí lắp đặt.

Ảnh: Thành Luân.

Ảnh: Thành Luân.

Đối với giàn khoan nửa chìm nửa nổi (còn gọi là giàn khoan bán tiềm thủy), quá trình lắp đặt, xây dựng có thể diễn ra ngay trên đất liền. Sau đó, hạ thủy giàn khoan, và vì nó có thể di chuyển dễ dàng trên biển nhờ hệ thống pông tông nên dễ dàng đưa đến vị trí cần khoan dầu.

1

No Responses

Write a response